Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Quyền Thực - Thánh đạo và Phật giáo »» Phần VII: Mê tín và chánh tín »»

Quyền Thực - Thánh đạo và Phật giáo
»» Phần VII: Mê tín và chánh tín

Donate

(Lượt xem: 4.000)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quyền Thực - Thánh đạo và Phật giáo - Phần VII: Mê tín và chánh tín

Font chữ:


Mê tín (迷信) tức là tin vào các tướng huyền hoặc, trái nghịch với thực tướng của vạn sự vạn vật. Thực tướng ấy là gì? Thiên Thai Trí Khải nói: “nhất sắc nhất hương vô phi trung đạo” (一色一香無 非中道) nghĩa là hết thảy hương sắc đều là Trung đạo. Lý thực tướng Trung đạo tiềm tàng trong hết thảy mọi vật, dù nhỏ nhặt như một sắc, một hương cũng có đủ bản thể của thực tướng Trung đạo.

Người mê tín thì trụ nơi mê tân tức bến mê, chánh báo và y báo tương hợp, chỉ cho ba cõi Dục giới, Sắc giới, và Vô Sắc giới cùng với lục đạo tức sáu đường của chúng sinh là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Người, Trời, và A-tu-la. Vì không có chánh tín mà đọa lạc trong bến mê nên từ trong bến mê phải phá bỏ mê tín, phát khởi chánh tín.

Muốn đắc chánh giác thì trước hết phải tu học chánh giáo. Thánh đạo nếu được nhìn như con đường hóa hiện của thần tiên, thánh hiền, và ngay cả ma quỷ (quỷ Tử Mẫu và con là hai vị hộ pháp), nhằm vào mục đích hộ trì chánh pháp, giúp đỡ chúng sinh cả hai mặt thân và tâm, tạo những thuận (hoặc nghịch) duyên khiến chúng sinh quy tâm về nẻo thiện, dù là Tiệm giáo hay Đốn giáo, thì Thánh đạo là chánh giáo.

Tôn (宗) là tôn quý, giáo (教) là giáo dục. Tôn giáo là nền tảng giáo dục tôn quý, cho nên người học Phật tôn xưng Đức Bổn Sư Thích Ca là một nhà đại giáo dục tôn quý. Như vậy Thánh đạo có nhắm vào mục tiêu giáo dục không? Người tín đồ khi có được sự kỳ ngộ với chư thiên, có thực sự tiếp thu được con đường tu học từ chư thiên không? Người tín đồ có thực sự hiểu rõ tông chỉ của Thánh đạo không?

Như vậy, vì sao Thánh đạo qua hình thức cơ bút, giáng đồng lại chưa có được chỗ đứng ngang hàng với các tôn giáo chính thống, thay vào đó, đôi khi còn bị miệt thị là đồng bóng, mê tín dị đoan. Từ thuở nhỏ tôi đã từng nghe những câu hát mỉa mai, ví von người thanh đồng như một loại ốc mượn hồn: “Ốc sên mày lên công chúa, mày múa tao coi, để tao may quần đen áo đỏ cho mày.”

Có người hỏi:

- Nói về cơ bút và giáng đồng, nếu chư vị đã có thần thông của bậc Thánh thì tại sao phải cần đến người thanh đồng làm trung gian?

Xin đáp:

- Đây là do căn cơ thấp kém của chúng sinh cõi này không thể nhìn được sắc tướng của chư thiên. Ngược lại cũng vậy, xin nhắc lại một câu chuyện của ngài Khuy Cơ (632-682) và Ngài Đạo Tuyên (596-667). “Ngài Khuy Cơ nghe nói chư thần thường đến dâng ngài Đạo Tuyên thức ăn cõi Trời. Ngài Khuy Cơ đến chờ mãi mà không thấy chư thần xuất hiện để nếm thử mùi vị thức ăn cõi Trời ra sao, sau đó ra về. Hôm sau chư thần lại đến, ngài Đạo Tuyên trách, liền thưa rằng không phải lỗi hẹn mà vì hào quang của Bồ Tát sáng quá nên không thể vào.” Thí dụ: Khi một vị Thầy dạy học trò, vị Thầy ấy cũng tùy theo trình độ thuần thục hoặc non kém của học trò mà giảng giải. Nếu người học trò có một trình độ rất giới hạn về thế giới thì vị Thầy không thể bắt đầu bài học với tầm nhìn về nguyên tử, vũ trụ quan v.v… Thay vào đó, vị Thầy sẽ chỉ ra những hình ảnh cụ thể trước mắt như sông núi, đất đai. Một thí dụ khác: Thời đại ngày nay không ít người phủ nhận sự có mặt của loài Rồng, cho rằng có Rắn chứ không có Rồng, mặc dù Long Thọ Bồ Tát, kinh Hoa Nghiêm đã giảng về Rồng, trong Lục Tổ Đàn Kinh kể chuyện Lục Tổ hóa độ một con Rồng độc, cũng như rất nhiều pháp thoại về Rồng trong kinh điển Phật giáo. Lý do là vì con người chưa tận mắt thấy Rồng. Nếu một người đã từng thấy Rồng muốn miêu tả hình dáng của loài Rồng mà người ấy đã thấy thì phải tạm dùng ngôn ngữ, văn tự, và hình vẽ của thế gian. Người thanh đồng trung gian tượng trưng cho ngôn ngữ, văn tự, hình vẽ loại này. Ngày xưa, người cầu đạo đã từng nhận được thông điệp từ một cây bút tự động viết trên cát gọi là phù ky. Hình thức giáng cơ này ngày nay hầu như không còn nữa.

Cũng vậy, Ấn Quang Đại Sư nói:

“Xưa Khổng Tử không gặp minh quân chánh lệnh
Chẳng thể khiến cho thiên hạ bình an
Đó là do nghiệp lực của muôn dân
Không can hệ chi đến trí tài Khổng Tử.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

Một câu hỏi khác:

- Làm sao tôi biết được là ma hiện hay thánh hiện? Những tập gọi là kinh giảng cũng quá nhiều, biết đâu là thật đâu là giả?

Xin đáp:

- Tài, sắc, danh, thực, thùy, ngũ giới và thập thiện là tấm kính chiếu yêu Đức Phật đã ban cho bạn. Bạn có thể dùng để chiếu soi chính mình và chiếu soi kẻ khác.

Gần đây, các hình thức hầu đồng được Unesco công nhận có một giá trị riêng. Chữ Unesco viết tắt của từ United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, có nghĩa là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để bảo đảm sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo". Tôi rất dè dặt không dùng hai chữ Thánh Đạo khi nói đến Unesco bởi vì tôi không chắc chắn rằng các người trong cơ quan này đã từng có mối cảm ứng đạo giao với chư thiên hoặc đã từng đối diện với bất cứ người thanh đồng chân chính nào chăng khi đưa ra quyết nghị trên. Nếu chưa từng có, thì cái nhìn của cơ quan này vẫn chỉ là lời khen tặng về những sắc thái đẹp đẽ của một nền văn hóa qua bộ điệu và cách trang phục của thanh đồng. Đây là một điều đáng khích lệ trên bề mặt của văn hóa nói chung, tuy nhiên, cái huyền nghĩa của Thánh đạo không phải ở chỗ này. Nếu chỉ vì một lời công nhận của Unesco mà am đền mọc lên như nấm, thậm chí có người dùng những trang phục giống như chư thiên để phô diễn trên sân khấu vì nghĩ rằng mình đang biểu diễn nét đẹp của văn hóa thì đây là điều không nên làm. Vì sao? Một trong những cái học thâm hậu của người xưa là Lễ Nhạc. Trong Nhạc phải có Lễ. Người xưa nói người quân tử ở trong chánh trị mà làm nhân nghĩa, không nên chia chánh trị và nhân nghĩa làm hai đường khác biệt. Cũng vậy, trong Nhạc mà giữ Lễ, không nên chia Nhạc và Lễ làm hai, huống chi cái Lễ này không phải là lễ nghi thường tình của người thế gian đối đãi với nhau mà là giữ Lễ với Thánh Tiên. Chư thiên vì giáo hóa chúng sinh mà cảm ứng, không khi nào bỗng dưng vô cớ mà ứng hiện, chư thiên cũng không phải diễn viên, nay cớ sao lại giả dạng chư thiên mà lên sân khấu?

“Không thành kính thì như bày tuồng hát Phật
Lợi chẳng bao nhiêu mà tạo nghiệp khó lường.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

Một câu hỏi khác:

- Nếu chư vị có thần lực thì nên hiện thân. Không hiện thân thì e rằng không có thần lực.

Xin đáp:

- E rằng chư vị đã bao phen thị hiện trước mắt bạn mà bạn không nhìn ra. Đối diện Quán Âm mà chẳng biết Quán Âm là những câu chuyện thường được kể trong Phật giáo. Kinh nói chỉ là nước nhưng loài quỷ, con người, chư thiên nhìn khác nhau. Chư thiên có cùng một loại bát báu đựng thực phẩm nhưng tùy theo phước hạnh mà màu sắc và mùi vị thực phẩm có khác nhau.

Đại Kinh quyển thứ sáu, Phật nói:

“Này người thiện nam! Như trong rừng rất nhiều cây Ca La Ca, nhưng chỉ có một cây Trấn Đầu Ca. Hai loại quả rất giống nhau rất khó phân biệt. Khi quả chín rụng có một người nữ nhặt lấy tất cả quả dưới đất nhưng chỉ có một phần là quả Trấn Đầu Ca, quả Ca La Ca thì có đến chín phần. Người nữ này không biết nên mang ra chợ bán, người mua quả Ca La Ca ăn rồi mất mạng. Có người trí hỏi người nữ này: Bà ở nơi nào có được quả này? Người nữ trả lời rằng: Ở trong rừng kia nhặt được quả này. Mọi người nghe rồi liền nói: Nơi ấy quả thật có vô số cây Ca La Ca, chỉ có một cây Trấn Đầu Ca. Mọi người nghe biết rồi mang vất đi.”

Về Lý đạo, câu chuyện này đòi hỏi sự cẩn trọng đối với huyền nghĩa của giáo lý. Thánh đạo là một tín ngưỡng có giáo lý như bất cứ tôn giáo nào khác. Ngoài ra còn có những bài chầu văn đa số tán tụng đức hạnh của chư thiên. Vì đây là những bài văn tán nên mang nhiều sắc thái tùy theo kiến thức và đức hạnh tu tập của người biên soạn nên cao thấp, hay dở khác nhau. Mặc dù những bài văn tán này không phải là giáo lý nhưng người biên soạn cũng cần phải thanh tịnh thân tâm để viết bài văn dựa trên lý đạo hơn là trên tình cảm. Rất tiếc có nhiều bài văn tán quá ướt át, đầy tình cảm, không thích hợp với sự uy nghiêm của một tôn giáo và thánh hạnh của chư thiên. Người viết cần xem lại các bài kinh tán Phật để thấy sự tôn nghiêm của văn tự. Người hát chầu văn cũng nên hiểu rõ ý nghĩa bài văn mình đang hát. Đây chính là phần giới luật và lễ nghi, là điểm còn rất nhiều chỗ cần lưu ý. Bất cứ bài chầu văn nào không chuyển tải được căn bản giáo lý chân chánh thì không nên được phép lưu hành trong nhân gian.

Nhận xét về hình thức sinh hoạt của một số tín đồ Thánh đạo hiện nay.

1/. Thứ nhất là việc cúng tế. Ý nghĩa chân chánh của việc cúng tế là hiến dâng tấm lòng thanh tịnh hành trì của người tín đồ nên thường lấy hương hoa làm biểu tượng. Hiện nay sự cúng tế nơi các đền điện rất tùy nghi, chưa theo một giới luật thống nhất. Tại Trung quốc cũng như tại một số vùng tại Việt Nam vẫn còn giữ hủ tục tế sống trâu bò, hẳn rằng không phải từ Thánh giáo nhưng cũng xin đưa ra đây để suy nghiệm:

“Lại có kẻ bày ra trò cúng tế
Giết trâu bò làm lễ tạ thần linh
Dùng dây gai trói con vật giữa sân đình
Tiếng trống nổi dập dồn như quỷ khóc
Búa lớn đập đầu, dao đâm vào họng
Máu phun thành vòi nhuộm đỏ sân chầu
Tiếng rống lạnh người, tiếng xướng họa lao nhao
Sì sụp lạy, thần linh đâu chẳng đến
Áo khăn đỏ tươi, hương hoa, đèn nến
Cảnh tượng lạnh lùng, người vật đỏ như nhau
Con vật thí thân kia, nào ai có biết đâu
Chính là kẻ xưa kia sì sụp lạy
Xưa giết vật, nay vật làm người giết lại
Là kẻ đặt bày việc cúng tế bất nhân
Nếu là thần linh, tâm chất chứa đức ân
Há dung thứ loại tồi phong, bại tục
Dùng tục lệ để dối lừa thần thánh
Miệng mình ăn mà dám nói thần ăn
Quả báo kia bao kiếp thú mượn thân
Người thành thú, thú thành người, đổi chữ.
Cũng như vậy,
Các miếu đền thờ anh hùng, thánh nữ
Nên giữ trang nghiêm, tránh ô uế hôi tanh
Kẻ ngu si xào nấu sinh mạng chúng sanh
Mang lên bày biện trên bàn thờ chư thánh
Con mắt đầu heo luộc như âm thầm oán trách
Bên cạnh bốn chân lủng lẳng đã đứt lìa
Sao không lo ngày thân mình đổi chỗ heo kia
Lòng tham tài lộc biến ra lòng ác thú.
Bởi chủ đền tham lam không thấy đủ
Mượn danh thánh thần làm kế sinh nhai
Tiếng kêu đau thương của con vật động thiên đài
Nếu cúng thịt chúng sinh mà được phước
Thì phước đó do yêu tà ban thưởng
Như ma con lo lót tế ma cha
Đến một ngày nhân quả hiện trong nhà
Thì thử hỏi tài lộc nào cứu được?”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

Theo lời văn trên, tôi xin đề nghị:

- Bãi bỏ tất cả các thực phẩm cúng tế bằng sinh mạng chúng sinh như cầm thú. Thực phẩm cúng tế chỉ là các thức chay, hoa quả, rau trái, nước lã, nước trái cây.

- Bãi bỏ tất cả các thực phẩm cúng tế như thuốc hút, ruợu, và các chất có khả năng làm thần trí tín đồ mê muội, thân thể bất tịnh. Nhất là thuốc lá đã bị thế giới nhìn là một chất độc hại, khói thuốc khiến lá phổi người hút thuốc nám đen, biết bao nhiêu mẹ hiền, vợ thảo lo rầu vì chồng con mình không bỏ được thuốc hút. Nay lại mang thuốc hút dâng lên “thánh thần” ư?

“Muốn nhập Phật cảnh nên nương Phật lực
Câu Di Đà rúng động bọn ma quân
Há chẳng hơn tự cậy lực oai hùng
Gặp ma chẳng biết, lại cùng ma đắc ý.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

2/. Thứ hai đề nghị người thủ đền và thanh đồng phải là người trường trai. Trừ phi không phải là người cầu đạo, người đã thực tâm muốn cầu đạo thì phải chứng tỏ đã buông bỏ được ít nhất là miếng ăn mình ưa thích.

Kinh Hoa Nghiêm nói,

“Bổn Tâm, Phật, Chúng Sinh, cả ba không sai khác.”
Hãy lắng nghe tiếng rống đớn đau trong lò mổ giữa đêm khuya
Thì phải biết rằng nạn binh đao, máu lửa, chiến tranh kia
Từ nghiệp sát bao đời đà tích lũy
Muốn thế giới an bình, thời thời thịnh trị
Hãy bỏ thói quen ăn xương thịt, cốt tủy, nấu, hầm.
Nếu có người hỏi rằng,
“Sao không lo cho người, bận chi đến thú cầm?”
Thì phải biết,
Đó chính thật là lo cho người vậy!
Tránh giết hại thì chẳng bị người giết hại
Không bị nạn quỷ thần, đạo tặc, oan ương
Không giết chúng sinh, bồi đắp tình thương
Tình thương đó chính là tình đồng loại
Lại có người bảo rằng,
“Loài vật vô số, phóng sinh vài mươi con có gì đáng nói?”
Phải biết rằng lý sự hỗ tương nhau
Tâm từ ban bố sự sống dài lâu
Vật cảm nhận một nguồn ân vô úy
Lục độ vạn hạnh, hành vô úy thí
Huân tập từ bi trong mỗi chuyện cỏn con
Vun bồi phước tuệ đến chỗ vẹn toàn
Như dạy trẻ từ thuở còn la lết
Người ăn thịt là người ăn nỗi chết
Ăn nỗi kinh hoàng, sợ hãi của chúng sinh
Thấm vào xương da, máu thịt của chính mình
Theo hơi hám thở ra mùi oán khí
Nay nương phước xưa, sinh làm người tài trí
Nên cảm cùng trời cái đức hiếu sinh
Chớ nên làm người bán rẻ tánh linh
Phước cùng tận, theo nghiệp thay đầu, đổi mặt
Người ăn thịt cưu mang nhiều bệnh tật
Cả thân tâm ô nhiễm khí tối đen
Ăn thịt, ăn rau, đều bởi thói quen
Biết nhìn lại thì sinh lòng hổ thẹn
Nghiệp thiện ác thọ thân người, thân thú
Có xương da thì biết nỗi đớn đau
Thay hình, đổi mặt, vô số kiếp hẳn quên nhau
Lại giết hại, đoạn tuyệt dòng giống Phật.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

3/. Thứ ba là giáo hội: Đề nghị nên thường xuyên tổ chức các lớp học quy mô về giáo lý, chú trọng vào sự giúp ích người tín đồ trong việc tu tập và trì giới. Người trong giáo hội nên thường xuyên gặp gỡ các thanh đồng, thử thách sự hành đạo chân chính hoặc không chân chính. Trong bất cứ tôn giáo nào cũng có bộ mặt gian trá của những hạng người gian trá, dù là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Thánh giáo v.v… với những tin tức hằng ngày đã tích tập thành sự kiện lịch sử.

4/. Thứ tư là trang phục: Đề nghị bãi bỏ các lối ăn mặc tùy tiện của các tín đồ hành lễ, họ phải mặc pháp phục thanh nhã được quy định.

5/. Thứ năm là chầu hầu: Sự thanh tịnh và cung kính trong lúc chầu hầu qua thân khẩu ý của tất cả những người chung quanh. Đề nghị tín đồ nên giữ một khoảng cách giữa người thanh đồng và tín đồ, nên ngồi nghiêm trang theo thứ lớp ngay ngắn. Không nên kéo khăn sửa áo của người thanh đồng trong lúc người ấy đang làm lễ.

6/. Thứ sáu là tịnh tu: Đề nghị gia tăng việc tịnh tu ba nghiệp thân khẩu ý nơi yên tịnh, tổ chức các buổi tĩnh tọa ngay trong đền phủ, giảm thiểu tất cả các sinh hoạt bơi thuyền, rước kiệu tấp nập bên ngoài dù là trong các ngày vía lễ. Sự dâng hiến thành kính nhất trong các ngày vía là giới tâm, định tâm và tuệ tâm. Nếu chỉ vì bận rộn với chuyện luộc gà vịt, mang đến đền phủ bày la liệt trên bàn thờ thì chắc chắn đây không phải là sự cúng dường chư thiên chờ đợi nhận lãnh, mà chính mình lại tạo thêm nghiệp. Người tín đồ phải thường phản tỉnh tự hỏi tâm mình tin tưởng vào điều gì. Tâm mình là tâm cầu lợi dưỡng hoặc là tâm cầu đạo. Làm thế nào để dâng hiến tín tâm một cách chính đáng?

7/. Thứ bảy là lá cờ: Đề nghị duy trì một lá cờ đồng nhất được treo trong tất cả đền phủ.

Những đề nghị trên chỉ là những điều cơ bản nhằm vào việc duy trì một nền đạo tự ngàn xưa. Thiên tiên vốn bất sinh nhưng Thánh đạo có bất diệt hay không là tùy thuộc vào đường lối tu hành của người hành đạo.

Người xưa nói: “Tận thiên chức tuần thiên lý.” Chức phận Trời trao phải làm cho hết sức. Chân lý Trời phú y theo không sai.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Phật pháp ứng dụng


Đừng đánh mất tình yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.25.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...